fbpx

Tài chính ngân hàng – vùng đất màu mỡ cho nhân tài

Nội dung bài viết

Bạn đang tìm kiếm một công việc đầy năng động, hấp dẫn với nguồn thu nhập đáng kể thì hãy thử sức với ngành tài chính ngân hàng nhé, vô cùng những điều thú vị và hấp dẫn đang chờ đợi các bạn trẻ khám phá.

1. Ngành tài chính ngân hàng là gì?

Trước sự vận động không ngừng của cuộc sống. Sự phát triển của hệ thống các công ty trong và ngoài nước. Điều này kéo theo sự gia tăng của các giao dịch tài chính, lưu thông và vận hành tiền tệ. Ngành học này cũng được chia thành rất nhiều lĩnh vực. Cụ thể giúp cho người học có cơ hội học chuyên sâu và phát triển bản thân một cách tốt nhất. Một số có thể kể đến như: Tài chính doanh nghiệp, tài chính ngân hàng, tài chính thuế, tài chính bảo hiểm.

Ngành học tài chính ngân hàng
Ngành học tài chính ngân hàng

2. Tốt nghiệp ngành này có thể làm việc ở đâu?

Như đã nói ở trên, vì các lĩnh vực trong ngành này khá đa dạng. Nên sinh viên ra trường cũng có thể thêm nhiều cơ hội lựa chọn chỗ làm việc. Các vị trí làm việc đa dạng ví dụ:

  • Chuyên viên tín dụng ngân hàng, chuyên viên kế toán, kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại, kế toán viên phòng thanh toán quốc tế, nhân viên kinh doanh ngoại tệ.
  • Chuyên viên kinh doanh tiền tệ, chuyên viên quản trị tài sản và nguồn vốn.
  • Chuyên viên tài trợ thương mại.
  • Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp, chuyên viên định giá tài sản, chuyên viên mua bán, sát nhập doanh nghiệp…
  • Nhân viên cục thuế, hải quan, công ty bảo hiểm, công ty tài chính, quỹ tín dụng. Hoặc làm nhân viên kinh doanh của các công ty…
  • Giảng viên ngành Tài chính – ngân hàng ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.

Cùng với đó là mạng lưới các ngân hàng nổi tiếng trải rộng khắp cả nước như: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Chính sách xã hội,…

Chỉ liệt kê một số nơi làm việc thôi nhưng có thể thấy tỷ lệ ra trường “thất nghiệp” của sinh viên sẽ khá là thấp. Hầu như mọi việc trong cuộc sống đều liên quan đến tiền tệ. Hiện tại nhu cầu vay vốn hay gửi tiết kiệm cũng tăng cao. Hầu như các sinh viên giỏi ra trường. Hằng năm cũng chưa thể đáp ứng được với nhu cầu tuyển dụng ngày càng nhiều.

Cơ hội việc làm ở các ngân hàng
Cơ hội việc làm ở các ngân hàng

3. Sinh viên khi theo học ngành này được cung cấp những gì?

3.1 Kiến thức khi học Tài chính ngân hàng

Với sự trải rộng hệ thống cơ sở đào tạo như hiện nay. Thật không khó để tìm được chỗ học phù hợp với năng lực của bản thân. Đó có thể là các trường đại học, cao đẳng hoặc các trường trung cấp. Có lẽ đối với mọi người khái niệm đào tạo hệ trung cấp vẫn còn khá xa lạ. Dù vậy, không thua kém các bậc học trên. Hệ trung cấp vẫn đảm bảo cho các sinh viên chưa đủ may mắn để theo học đại học và cao đẳng. Họ vẫn được cung cấp đầy đủ kỹ năng để đáp ứng được với nhu cầu của công việc trong tương lai.

Sinh viên hoàn toàn yên tâm khi được trang bị các kiến thức về lĩnh vực phân tích tài chính. Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong quá trình toàn cầu hóa. Nắm bắt kiến thức vững chắc về thực hành các nghiệp vụ trong ngân hàng thương mại hiện đại. Có chuyên môn sâu về phân tích, dự báo liên quan đến tài chính, tiền tệ nhằm đưa ra quyết định trong quản trị tài chính.

Ngoài ra với sự hỗ trợ từ thầy cô chuyên môn cao. Học viên cũng có thể học hỏi các cách nghiên cứu và phân tích về môn học. Bên cạnh đó, với nhu cầu công việc ngày càng lớn, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Sinh viên có thể được trường giới thiệu đến các ngân hàng, công ty hay doanh nghiệp địa phương. Để học tập kinh nghiệm và kỹ năng giải quyết vấn đề.

3.2 Các môn học chủ đạo trong ngành Tài chính ngân hàng

Chương trình học chuyên về các khối A, A1, D
Chương trình học chuyên về các khối A, A1, D

Một số môn học trọng điểm có thể kể đến là: Kinh tế vi mô, nhập môn tài chính doanh nghiệp, nguyên lý kế toán, nguyên lý thống kê, quản trị học. Phương pháp phân tích định lượng, tài chính quốc tế, tài chính doanh nghiệp, thị trường tài chính. Tài chính công ty đa quốc gia, thẩm định tín dụng, thanh toán quốc tế…

4. Điều kiện để theo học ngành nghề này?

Với các thông tin kể trên thì sẽ có rất nhiều bạn thắc mắc liệu rằng mình có đủ khả năng để theo học ngành này không. Câu trả lời là chỉ cần bạn có đủ đam mê, bất kỳ ngành học nào cũng đều ẩn chứa những khó khăn và thách thức. Chỉ thích thôi thì chưa đủ, mỗi người cần không ngừng rèn luyện nâng cao năng lực của mình.

Học ở trường chưa đủ mà cần trau dồi từ bên ngoài. Đặc biệt là học từ các tình huống thực tế, chỉ khi mà vượt qua được giới hạn của bản thân thì bạn sẽ càng yêu thích ngành nghề đó hơn. Chắc chắn một điều rằng ngành tài chính ngân hàng nói riêng. Tất cả các ngành nghề còn lại đề mở rộng cửa để chào đón người tài.

Là ngành học có tiềm năng lớn hiện nay
Là ngành học có tiềm năng lớn hiện nay

5. Ngành tài chính ngân hàng thi khối nào?

Đối với ngành Tài chính ngân hàng thí sinh sẽ có thể đăng ký dự thi khối A hoặc khối D. Có nghĩa là những môn toán, lý, hóa, văn, anh văn. Sẽ được chia theo tổ hợp 3 môn để xét tuyển như Toán, Lý, Hóa; Toán, Tiếng Anh, Lý; Toán, Văn, Tiếng Anh.

Chúng ta chẳng thể nào biết được một cơ hội đầy tiềm năng sẽ đến với chúng ta khi nào. Việc của mỗi người là phải chuẩn bị thật tốt kiến thức và kỹ năng để kịp thời đáp ứng yêu cầu. Nếu bạn còn đang phân vân thì hãy thử tham khảo ngành học này nhé. Cho bản thân một cơ hội để trải nghiệm, nếu chưa đủ sức với hệ đại học và cao đẳng thì hãy thử hệ trung cấp. Chỉ cần cố gắng thì vẫn có thể bắt kịp mọi người, thời gian có thể cải thiện mọi thứ.

Gửi bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.