fbpx

Điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học: Các trường ĐH có phải ‘dồn toa’?

Điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học: Các trường ĐH có phải ‘dồn toa’?

Nội dung bài viết

Lãnh đạo các trường ĐH cho biết, Bộ GD&ĐT quyết định lùi thời gian tổ chức kỳ thi THPT quốc gia qua đầu tháng 8 ảnh hưởng trực tiếp tới kế hoạch tuyển sinh của các trường. Vì như thế, khả năng đến tháng 10 các trường ĐH mới gọi được thí sinh trúng tuyển. Năm học mới 2020 – 2021 sẽ bắt đầu muộn hơn mọi năm.

Theo trưởng phòng đào tạo một trường ĐH tại Hà Nội, năm nay dù các trường tuyển sinh bằng nhiều phương thức khác nhau nhưng phần lớn chỉ tiêu vẫn dựa vào điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển của kỳ thi THPT quốc gia. Kể cả các phương thức xét tuyển khác, thí sinh muốn trúng tuyển đều phải trải qua kỳ thi này và được công nhận đỗ tốt nghiệp THPT. Do vậy, các trường sẽ phải dời thời gian xét tuyển các phương thức tiệm cận với thời gian lùi kỳ thi này.

Các trường ĐH hiện đang điều chỉnh lịch kế hoạch năm học theo lịch thi THPT quốc gia mới, điều chỉnh kế hoạch tổng thể, sắp xếp lại các hoạt động khác để tham gia coi thi, chấm thi. Phần lớn các trường ĐH cho biết năm nay không tổ chức học kỳ hè (học kỳ III) như mọi năm. Như vậy, không chỉ các trường phổ thông mà ngay cả các trường ĐH cũng phải “dồn toa” vì nghỉ học kéo dài do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

TS. Phạm Thu Hương, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương cho hay, trong bối cảnh hiện nay, các trường đều chia sẻ và chủ động xây dựng kế hoạch theo điều chỉnh của Bộ GD&ĐT. Trường ĐH Ngoại thương đã lên các kịch bản để khi dịch Covid-19 kéo dài vẫn sẽ chủ động được. Cụ thể tư vấn tuyển sinh trường sẽ chuyển sang làm online. Khi kỳ thi THPT quốc gia được lùi sang tháng 8 thì các kế hoạch tháng 3 và tháng 4 của trường sẽ được chuyển sang tháng 5 và tháng 6.

Ngoài ra, Bộ điều chỉnh thời gian kết thúc năm học sang 15/7 nên trường cũng điều chỉnh phương thức tuyển sinh dành cho trường sang tháng 7. Còn phương thức tuyển sinh dựa vào kết quả thi THPT quốc gia phụ thuộc vào lịch điều chỉnh của Bộ.

Trao đổi với Tiền Phong, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT cũng khẳng định, việc lùi thời gian tổ chức thi THPT quốc gia sẽ làm thay đổi kế hoạch học tập và tuyển sinh chính quy năm 2020. Nhưng nếu các trường chủ động kế hoạch tuyển sinh thì cũng không bị động.

Hằng năm Bộ GD&ĐT cũng chỉ ban hành kế hoạch tuyển sinh năm 2020 áp dụng chung với các trường tuyển sinh đợt 1 từ kết quả thi THPT quốc gia năm 2020. Trong điều kiện các trường có thể sử dụng quyền tuyển sinh nhiều đợt trong năm thì công tác tuyển sinh, các trường hoàn toàn chủ động.

Tuy vậy, với mốc thời gian diễn ra kỳ thi vừa điều chỉnh, lịch tuyển sinh đợt 1 sẽ tịnh tiến cùng với lịch thi THPT, lùi so với năm 2019 khoảng một tháng rưỡi. Các lịch cho thí sinh đăng ký xét tuyển, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển và các mốc thời gian khác quy định trong xét tuyển đợt 1 từ kết quả thi THPT quốc gia năm 2020 dự kiến cũng sẽ lùi lại, tịnh tiến tương đương với thời gian lùi lịch thi THPT quốc gia. Dù vậy, thời điểm kết thúc tuyển sinh của năm 2020 dự kiến thực hiện như các năm trước, tức là vào ngày 31/12/2020.

“Trong tình huống hiện nay, các trường cần chủ động hơn trong việc xác định và sớm công bố phương án tuyển sinh, theo hướng tuyển sinh nhiều đợt với nhiều phương thức khác nhau” – bà Phụng cho hay.

Rút ngắn thời gian nghỉ hè, tăng thêm kỳ nghỉ: Việc áp dụng vẫn là câu hỏi lớn?

Một số giáo viên cho rằng thay vì cho học sinh nghỉ 3 tháng hè như hiện nay, phương án học 2 kỳ với nhiều lần nghỉ trong năm có nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, không nên áp dụng đồng loạt trong cả nước mà nên tùy từng điều kiện thực tế của các địa phương

Hủy bỏ kỳ thi SAT trên toàn cầu vì dịch Covid -19

Tổ chức College Board (Mỹ) thông báo sẽ hủy kỳ thi SAT (là bài kiểm tra đánh giá năng lực chuẩn hóa được sử dụng rộng rãi cho xét tuyển ĐH, CĐ trong hệ thống giáo dục Mỹ) vào tháng 5 trên toàn thế giới trong bối cảnh lo ngại sự lây lan của dịch Covid-19.

Dịch Covid -19 căng thẳng, một số địa phương tiếp tục cho học sinh THPT nghỉ học

Từ ngày 15/3, hơn 30 địa phương cho học sinh THPT, TT GDTX đi học, tuy nhiên đến thời điểm này thêm An Giang và Quảng Ngãi cho học sinh bậc này tiếp tục nghỉ.

Triều đại nào có nhiều dịch bệnh nhất được sử sách ghi chép?

Trong Đại Nam thực lục thấy chép gần 70 trận dịch lớn nhỏ trong thời gian 75 năm (từ năm 1820 đến 1895, trung bình hơn 1 năm xảy ra 1 trận).

Thi THPT Quốc gia 2020: Có gì thay đổi?

Chiều 17/3, Bộ GD&ĐT thông tin Kỳ thi THPT quốc gia 2020 sẽ vẫn được tổ chức.

Bộ GD&ĐT nói gì về việc thu học phí học online?

Hiện nay, việc thu học phí học online trong thời gian nghỉ học dài ngày vì dịch Covid-19 đang có những mâu thuẫn “ngầm” giữa phụ huynh và các cơ sở giáo dục. Trước vấn đề này, ông Trần Tú Khánh, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ GD&ĐT đã có ý kiến.

Nghiêm Huê

Gửi bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.